X
Card image cap

Ý nghĩa của Cây Trầu Bà phong thủy là gì?

Hạnh Phạm 2020-06-06

Những người ở độ tuổi trung niên thường có sở thích trồng cây cảnh trong nhà, có thể kể đến hàng trăm loài cây cảnh nổi tiếng như: cây si, cây phát lộc, cây chuối cảnh, cây sen đá, ... nhưng chắc chắn không thể bỏ qua cây trầu bà - một loại cây không chỉ đứng đầu về sức mạnh trang trí, nhất là về ý nghĩa phong thủy, mà còn có rất nhiều những tác dụng không ngờ.

 

I. Cây trầu bà là gì?

Có tên khoa học: Epipremnum aureum, thuộc họ Araceae. Cây trầu bà có nguồn gốc từ đảo Solomon

Cây trầu bà được biết đến dưới nhiều cái tên khác nhau như: cây sắn dây Hoàng Kim, Ma Quỷ Đằng, Thạch Cam Tử. Khác với những loại cây cảnh trồng trong chậu, cây trầu bà là một loại thân cây cỏ, có xu hướng leo bám, bò dài hoặc buông thõng trên các chậu bám, màu xanh với các rải trắng lốm đốm trên lá. Cụm hoa dạng mo, cuống ngắn.

Hình ảnh điển hình cho cây trầu bà
Hình ảnh điển hình cho cây trầu bà

Đọc thêm: 

Về cơ bản, cây trầu bà có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, sống tốt trong bóng râm, phát triển mạnh trong môi trường có nhiệt độ thấp, có thể trồng thủy sinh. Vị trí tốt nhất để trồng cây trầu bà đó là góc phòng hoặc treo những chậu cây nhỏ gần cửa sổ, khiến không gian nội thất trở nên tự nhiên và sinh động hơn.

II.  Đặc điểm cây trầu bà

1. Các loại cây trầu bà

Nhìn chung, cây trầu bà có rất nhiều loại với kích thước và đặc điểm khác nhau. Vô cùng đa dạng về hình thái, màu sắc, ... vì thế chúng có muôn vàn vẻ đẹp khác nhau. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loài cây trầu bà được lai tạo để đáp ứng thị hiếu cũng như sở thích của người chơi cây. Có thể kể đến những loại cây trầu bà như sau:

a. Cây trầu bà tay phật

Có lá xẻ to đẹp, chịu bóng râm. Trong nội thất, cây được coi là loài cây rất lành tính cả về tác dụng thực tế cũng như ý nghĩa phong thủy.

 

Cây trầu bà tay phật có tên gọi xuất phát từ hình dạng lá
Cây trầu bà tay phật có tên gọi xuất phát từ hình dạng lá

b. Cây trầu bà Thái

Có lá xanh mắt, màu tươi, được nhập khẩu từ Thái Lan. Hiện nay, vì tính chất sinh thái cũng như vẻ đẹp hình thức, cây trầu bà Thái được nhân giống và bán rộng rãi.

 

Cây trầu bà thái có xuất thân từ Thái Lan
Cây trầu bà thái có xuất thân từ Thái Lan

c. Cây trầu bà chân vịt

Có dáng lá có hướng cách điệu hài hòa, đặc biệt hơn, cây có khả năng tỏa ra mùi thơm dễ chịu, vừa tăng giá trị về trang trí vừa tạo ra hương thơm ấn tượng cho không gian.

Cây trầu bà chân vịt mỏng manh
Cây trầu bà chân vịt mỏng manh

d. Cây trầu bà leo

Có thân leo, lá bầu chóp tim, tuy có một số điểm khác biệt so với các giống trầu bà khác, nhưng về cơ bản cây vẫn có đa số các đặc điểm cũng như công dụng của một cây trầu bà điển hình.

Chỉ cần một chiếc cọc gỗ ở giữa
Chỉ cần một chiếc cọc gỗ ở giữa

e. Cây trầu bà vàng

Khác biệt lớn nhất là về màu lá, kết hợp với thân xanh, thường được trồng thủy sinh.

Màu lá vàng khác biệt
Màu lá vàng khác biệt

f. Cây trầu bà trắng

Đây cũng là một loại cây trầu bà phổ biến nhất trong trang trí nội thất bởi màu sắc trắng pha lẫn xanh độc đáo.

Sắc trắng chủ đạo của loại cây này
Sắc trắng chủ đạo của loại cây này

g. Cây trầu bà đế vương

Được chia làm hai loại: Cây trầu bà đế vương xanhcây trầu bà đế vương đỏ.

Sự uy quyền toát lên từ cây trầu bà đế vương xanh
Sự uy quyền toát lên từ cây trầu bà đế vương xanh

Đối với cây trầu bà đế vương xanh, thích hợp được nuôi dưỡng trong những không gian thiếu ánh sáng, với đặc điểm thân đốt thưa, mềm, lá cây to, đầu lá hình tim.

Cây trầu bà đế vương đỏ đem lại cảm giác ấm cúng
Cây trầu bà đế vương đỏ đem lại cảm giác ấm cúng

Đối với cây trầu bà đế vương đỏ, là thân cây có màu đỏ đi kèm theo sắc xanh.

Đọc thêm:

2. Loại cây nào có ý nghĩa trong phong thủy?

Về ý nghĩa phong thủy, cây trầu bà được quan niệm là loài cây đem đến tài lộc, thịnh vượng cho gia đình, giúp các thành viên trong gia đình tránh được những vận xui, nghiệp trong cuộc sống thường ngày. Do vậy, chúng được mệnh danh là “cây tiền tài”. 2 loại cây trầu bà được sử dụng nhiều để làm cây cảnh vì mang đến yếu tố phong thuỷ là: cây trầu bà đế vương xanhcây trầu bà đế vương đỏ.

 

Cây trầu bà đế vương xanh

Cây trầu bà đế vương đỏ

Trầu bà đế vương xanh hợp với người tuổi Ngọ, có ý nghĩa mang đến cho gia chủ may mắn và bình yên.

Màu xanh dịu mắt làm hài hòa không khí, chất “khí” được lưu thông liền mạch.

Màu sắc đỏ trẻ trung, đem lại sự may mắn, phát đạt, hưng thịnh nhất là đối với những doanh nghiệp, công ty.

Với tên gọi “đế vương” mạnh mẽ, giúp xua đuổi tà ma, ngăn chặn tướng khí, tránh xa những thị phi trong cuộc sống thường nhật.

Nó cũng toát lên sự uy quyền của những nhà lãnh đạo.

 

3. Ưu - nhược điểm của loại cây trong phong thủy

Với khả năng có thể sống được trong cả hai môi trường, đất và nước, nên người trồng trầu bà muốn gửi gắm thông điệp về một ý chí sống cũng như nghị lực kiên cường, có thể thích nghi với mọi điều kiện sống.

Cây trầu bà thể hiện tính cách của gia chủ
Cây trầu bà thể hiện tính cách của gia chủ

Với những loại thân leo, thể hiện sự khéo léo và sức sống cũng như niềm tin dai dẳng của gia chủ.

Tuy nhiên, cây trầu bà chứa một loại độc tố có chất calcium oxalate, gây tiêu chảy, bỏng rát, buồn nôn. Chính vì thế, nên tuyệt đối tránh việc ăn phải lá của loài cây này.

Đọc thêm:

III. Ý nghĩa của cây trầu bà?

1. Ý nghĩa của cây trầu bà

a. Với môi trường xung quanh

Đây là loại cây có khả năng hút các khí độc thải ra từ khói thuốc, xăng xe, bức xạ điện tử phát ra từ máy tính, điện thoại di động. Chính vì thế, chúng được phong cho danh hiệu ‘quán quân’ trong việc hút tất cả mọi loại khí độc trong không gian nhà. Đặc biệt là trong những căn phòng ngủ với diện tích khiêm tốn từ 10-15m2, việc đặt hoặc treo một cây trầu bà có ý nghĩa điều hòa sinh thái rất tốt.

Với sự xuất hiện trên bàn học, bàn làm việc, đem lại tinh thần cho người sở hữu
Với sự xuất hiện trên bàn học, bàn làm việc, đem lại tinh thần cho người sở hữu

b. Ý nghĩa phong thuỷ

Như đã đề cập bên trên, ý nghĩa của cây trầu bà trong phong thủy chủ yếu là đem lại sự may mắn, bình yên và thịnh vượng cho gia chủ. Ngoài ra, nó còn thể hiện uy quyền cũng như ý chí sức mạnh của những thành viên trong hộ gia đình.

Vẻ đẹp mạnh bạo có sức hút cực kì lớn trong mọi không gian nội thất
Vẻ đẹp mạnh bạo có sức hút cực kì lớn trong mọi không gian nội thất

Ngoài ra, cây trầu bà còn đóng vai trò trong trang trí nội thất. Nó đem đến một vẻ đẹp có sức hút khỏe khoắn, mạnh mẽ vươn lên, màu xanh dịu mát kết hợp với những đốm trắng độc đáo, hay màu đỏ quý phái, đem lại một không gian hòa hợp với thiên nhiên và cảm giác dễ chịu khi đặt trong phòng khách hoặc treo trên cửa sổ phòng ngủ.

2. Cây trầu bà hợp với mệnh nào?

Theo tương quan ngũ hành, thì người có mệnh Mộc với màu thuộc hành Mộc và màu tương sinh thuộc hành Thủy. Có thể kể đến những màu như: Đen, xanh đen, xanh lá, xanh lam, xanh nước biển, tím.

Để tăng tài vận cho người mệnh Mộc thì số chậu cây trầu bà nên đặt trong nhà tốt nhất là từ 3-8 chậu cây. Nói chung, cây trầu bà hợp với mệnh Mộc, vì tương sinh với thuộc hành Thủy, nên các loài cây thủy sinh đều rất hợp.

Giống cây lai đem đến vẻ đẹp đa sắc màu

Giống cây lai đem đến vẻ đẹp đa sắc màu

Với những người mệnh Mộc, thường là những người biết cách đối nhân xử thế, khôn ngoan, biết cách lấy lòng người khác. Tuy nhiên, họ mắc phải một nhược điểm khá lớn đó chính là dễ tin người và không quyết đoán, chính vì thế cây trầu bà sẽ hạn chế những khuyết điểm này.

3. Cây trầu bà hợp với tuổi nào?

Câu trả lời chính là, cây trầu bà hợp với tuổi Ngọ. Người tuổi Ngọ có vận thế rất tốt, thành công trong công việc kinh doanh rất dễ dàng. Tuy nhiên, cần có những quyết định cẩn trọng để tránh thua lỗ, chỉ cần một chậu trầu bà đặt trong phòng ngủ hoặc bàn làm việc sẽ giúp giữ chặt tài khí cho bản thân cũng như gia đình.

Cây trầu bà nếu được lau sạch sẽ, lá sẽ rất bóng
Cây trầu bà nếu được lau sạch sẽ, lá sẽ rất bóng

Cây trầu bà sẽ giúp ngưng tụ và tập trung tài vận của người tuổi Ngọ, nhưng vẫn cần dựa vào sức mạnh bản thân và đừng quá tham lam. Có thể nói, đây là loại cây thích hợp nhất cho người tuổi Ngọ.

4. Vị trí đặt cây phong thủy trong nhà

Với vóc dáng nhỏ xinh, những cây trầu bà trồng trong chậu tốt nhất nên được đặt trưng bày trên bàn làm việc, bàn học,.. tạo một điểm nhất và điểm nghỉ cho mắt sau những giờ làm việc mệt mỏi.

Điểm nhìn xanh mắt cho nhân viên văn phòng
  Điểm nhìn xanh mắt cho nhân viên văn phòng  

Cây trầu bà đế vương sang trọng, quý phái cũng thích hợp làm thành những chậu cây to, đặt trang trọng trong phòng khách, cạnh bàn ăn, đặc biệt là cây trầu bà đế vương đỏ, kết hợp với đồ gỗ sẽ khiến không gian nội thất trở nên ấm cúng hơn.

Đọc thêm:

IV. Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà

1. Cách trồng

Bạn có hai phương pháp trồng cây trầu bà: Một là trồng bằng đất, hai là trồng trong dung dịch thủy sinh.

Với phương pháp trồng cây bằng đất, đây là cách truyền thống, bạn chỉ cần chọn cây giống khỏe đang trong giai đoạn phát triển, chuẩn bị một chậu sứ sao cho kích thước phù hợp. Sau đó, bạn đặt cây trầu bà vào chính giữa, tiến hành đổ và đắp đất. Cuối cùng, bạn dùng dao vuốt nhẵn cọc gỗ và đóng sát vào thân cây để cho dây trầu bà quấn chặt rồi leo lên cao.

Phương pháp thủy canh mới được áp dụng
Phương pháp thủy canh mới được áp dụng

Phương pháp trồng cây trầu bà trong nước là cách làm mới, phù hợp với môi trường văn phòng công sở.Bạn chỉ cần rửa sạch rễ cây rồi đặt vào bình thủy tinh chứa dung dịch thủy canh pha loãng với nước là đã có được chậu trầu bà xinh xắn để bàn rồi.

2. Kỹ thuật chăm sóc

Cây trầu bà là loại cây có sức sống cao ngay cả khi không có hoặc rất ít sự xuất hiện của ánh nắng mặt trời, nó là loài cây ưa bóng râm. Trong trường hợp trồng cây ngoài trời nên lựa chọn vị trí phù hợp như những nơi có mái che.

Cây không ưa ánh nắng trực tiếp

Cây không ưa ánh nắng trực tiếp

Không nên đặt cây ở nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Mỗi tuần chỉ cần mang cây ra tắm nắng một lần, mỗi lần từ 10-15 phút. Cây không có khả năng chịu lạnh, nhiệt độ sống tốt nhất là trên 8 độ C.

Chú ý không nên lạm dụng quá nhiều phân bón, thỉnh thoảng có thể hòa tan và tưới cho cây nhưng chỉ với một lượng rất nhỏ.

Lựa chọn vị trí phù hợp giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh

Lựa chọn vị trí phù hợp giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh

Tuy ít bị sâu hại, nhưng đôi khi, cây trầu bà vẫn mắc một số căn bệnh như: ve, rệp, thối rễ. Khi đó có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật thông thường. Ngoài ra, bạn cũng nên nhặt bỏ lá vàng, thay nước cho cây.

Đọc thêm:

V. Một vài mẫu trang trí sử dụng cây trầu bà

Cây trầu bà sử dụng trong thiết kế phòng ngủ

Cây trầu bà sử dụng trong thiết kế phòng ngủ

Sử dụng cây trầu bà trang trí tường quán cafe

Sử dụng cây trầu bà trang trí tường quán cafe

Cây trầu bà tay phật được rất nhiều quán cafe lựa chọn

Cây trầu bà tay phật được rất nhiều quán cafe lựa chọn

Cây trầu bà được trồng trong các văn phòng

Cây trầu bà được trồng trong các văn phòng

Cây trầu bà đặt ở góc phòng giúp không gian thêm xanh
Cây trầu bà đặt ở góc phòng giúp không gian thêm xanh

VI. Gợi ý giá  bán và một số địa chỉ mua cây trầu bà

Giá bán của cây dao động từ 250,000 cho đến 1,000,000 đồng/cây, phụ thuộc vào kích thước cây và chậu của nó. Đối với những loại cây hiếm hơn, giá sẽ có phần nhỉnh hơn một chút.

Nếu bạn không tin tưởng về độ tươi của cây khi mua sắm ở những shop cây cảnh online, bạn có thể tìm mua đến những vườn hoa uy tín trên địa bàn và các khu vực lân cận. Tại Hà Nội, bạn có thể tham khảo một số địa chỉ mua cây trầu bà như:

  • Công ty thế giới Cây và Hoa - 1207 Giải Phóng

  • Công ty TNHH MTV Cây Cảnh Hà Nội - 621 Hoàng Hoa Thám, Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội  

Hoặc thử xem giá qua những website cây cảnh như:

  • Chohoaonline.com

  • cayxanhphongthuy.vn

Vậy là bạn vừa có một lượng kiến thức vừa đủ về cây trầu bà - một loài cây hội tụ đầy đủ các yếu tố về giá trị thẩm mỹ, tác dụng với môi trường sinh thái, sức khỏe con người cũng như ý nghĩa phong thủy. Hy vọng rằng, với bài viết này, việc lựa chọn cây trầu bà trong phòng khách, hay đơn giản là một giỏ cây trầu bà nhỏ treo trước bàn làm việc sẽ trở nên dễ dàng hơn!