X
Card image cap

Mẹo khử mùi ẩm mốc trong phòng kín HIỆU QUẢ

Dương Ngọc Hà 2020-02-07

Những ngày se lạnh gần đến chính là cơ hội để các bệnh do vi khuẩn hoạt động cũng như là nấm mốc sẽ tấn công. Những món đồ nội thất rất dễ hư hỏng và mất đi vẻ đẹp, đặc biệt là gây mùi khó chịu cho căn phòng. Vì thế, bài viết hôm nay Nhà đẹp 9houz sẽ cùng bạn bàn luận về vấn đề khử mùi ẩm mốc trong phòng kín.

Khử mùi ẩm mốc trong phòng kín

Khử mùi ẩm mốc trong phòng kín

 

I. Mùi ẩm mốc trong phòng và nguyên nhân gây ra nó là gì?

1. Mùi ẩm mốc là gì?

Ẩm mốc là hiện tượng vi khuẩn và nấm mốc phát triển mạnh, phát tán và sinh sôi rất nhiều ra khu vực khác. Khi đạt đến mức độ nào đó, chúng bắt đầu phát tán những ấu trùng hoặc các hạt nhỏ li ti vào trong không khí. Khi mật độ quá nhiều sẽ gây ra các mùi hôi ẩm mốc trong phòng.

Bên cạnh đó, mùi ẩm mốc còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, gây nên các bệnh về đường hô hấp..

Mùi ẩm mốc gây ra nhiều loại bệnh như hô hấp,...

Mùi ẩm mốc gây ra nhiều loại bệnh như hô hấp,...

2. Nguyên nhân gây nên mùi hôi khó chịu này

- Do khí hậu: Ở những vùng có khí hậu ẩm, khi độ ẩm lên cao sẽ là nguyên nhân tạo điều kiện cho hơi nước bám vào các vật dụng trong nhà, lâu ngày sẽ sinh ra nấm mốc kèm theo mùi tanh rất khó chịu.

- Do nấu ăn: Mùi cũng được tạo ra từ việc nấu ăn của bạn. Đó là sự tích tụ của nhiều mùi khác nhau như: thực phẩm, khói bếp, dầu mỡ, thức ăn oi thiêu,... lâu ngày sẽ hình thành mùi hôi khó ngửi.

- Do vệ sinh: Có thể do bận nhiều thời gian bạn không có thời gian dọn vệ sinh nhà cửa thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến căn phòng "nặng" mùi.

- Do máy lạnh, máy điều hòa không khí lâu ngày không được lau chùi.

- Do bể phốt (hầm tự hoại) bị tắc nghẽn gây ra mùi hôi.

- Do mùi thuốc lá, rượu bia, giày dép,...

Rất nhiều nguyên nhân gây nên mùi ẩm mốc

Rất nhiều nguyên nhân gây nên mùi ẩm mốc

II. Nguyên liệu tự nhiên được sử dụng để khử mùi hôi

1. Sử dụng trái dứa

Dùng quả dứa sau đó cắt bỏ hai đầu, bỏ cùi thơm, đặt cây nến vào giữa và để ở các góc nhà, để nến cháy hết là hết mùi ẩm mốc.

Sử dụng dứa để khử mùi ẩm mốc

Sử dụng dứa để khử mùi ẩm mốc

2. Sử dụng vỏ cam, quýt khô

Đọc thêm:

Một trong các cách khử mùi ẩm mốc trong phòng kín phổ biến nhất đó là dùng vỏ cam hoặc quýt khô. Gắp cục than cháy hồng cho vào cái bát nhỏ, sau đó cho ít vỏ cam hoặc vỏ quýt khô vào, rồi đặt bát ở góc phòng. Hơi khói từ vỏ cam khô sẽ lan tỏa làm sạch mùi ẩm mốc trong nhà.

Vỏ cam quýt cũng giúp làm sạch mùi ẩm mốc trong nhà

Vỏ cam quýt cũng giúp làm sạch mùi ẩm mốc trong nhà

3. Sử dụng bã cafe, bã trà

Bã cà phê sau khi sử dụng có thể cho vào túi nhỏ treo ở góc phòng. Hương thơm từ cà phê sẽ giúp khử sạch mùi ẩm mốc. Nếu không có bã cà phê, bạn có thể thay thế bằng bã trà khô.

Bã cà phê và bã trà có thể giúp loại bỏ mùi hôi trong phòng kín

Bã cà phê và bã trà có thể giúp loại bỏ mùi hôi trong phòng kín

4. Sử dụng xà bông cục

Ngoài ra còn có một mẹo vặt khử mùi ẩm mốc trong nhà cũng khá hay. Mẹo hay này có thể áp dụng để khử mùi ẩm mốc trong ngăn kéo tủ. Đó là dùng xà bông cục cất trong ngăn kéo tủ nhằm hút đi mùi ẩm mốc.

Xà bông cục trong ngăn kéo tủ để hút mùi

Xà bông cục trong ngăn kéo tủ để hút mùi

5. Sử dụng giấm

Giấm là một trong những nguyên liệu vô cùng quen thuộc. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng giấm cũng đem đến tác dụng khử mùi hôi do ẩm mốc cực kì hiệu quả.

 

Giấm khử mùi ẩm mốc vô cùng hiệu quả

Giấm khử mùi ẩm mốc vô cùng hiệu quả

5. Tận dụng nguồn không khí tự nhiên

Bạn hãy mở cửa sổ để không khí tự nhiên tràn vào phòng. Làm như vậy sẽ khiến cho không khí ẩm trong phòng thoát ra ngoài, và không khí từ ngoài sẽ ùa vào trong phòng theo chiều ngược lại. Mùi ẩm mốc thoát ra ngoài và được không khí tự nhiên “lọc” ở bên trong phòng.

Mở cửa phòng để đón gió tự nhiên

Mở cửa phòng để đón gió tự nhiên

III. Phương pháp khử mùi ẩm mốc hiệu quả

1. Phương pháp khử mùi tùy theo khu vực

a. Phòng khách, phòng làm việc

Dùng cam, quýt hoặc trái dứa: Lấy một trái dứa khoét rỗng ruột, đặt một cây nến vào và đốt lên, mùi hương của thơm sẽ lan tỏa khắp phòng và khử đi mùi hôi trong phòng nhanh chóng. Nên đặt chúng ở góc phòng để không ảnh hưởng đến thẩm mỹ của căn phòng. Nếu không thích hương thơm, bạn có thể sử dụng vỏ cam, quýt đặt lên một vài miếng than hồng vào trong cái chén nhỏ, mẹo này cũng giúp khử mùi tốt.

Đặt một chậu cây xanh trên bàn làm việc: Cây xanh là loại máy lọc không khí tốt nhất, vì chúng sẽ hấp thụ CO2 và thải ra khí O2 giúp không khí trong lành và giúp khử mùi phòng rất hiệu quả. Hãy chọn một chậu dương xỉ, cây cau lá tre hoặc cây mật cật,... để xử lý mùi hôi và giúp tô điểm thêm cho căn phòng bạn nhé.

Đặt chậu cây trên bàn làm việc

Đặt chậu cây trên bàn làm việc

b. Phòng bếp

Dùng một ít bã trà phơi khô cho vào chén nhỏ đặt ở góc bếp hoặc ở 1 góc tủ lạnh. Ngoài ra bạn cũng có thể lấy một ít hạt cà phê và rang khô lên, tán nhỏ rồi đặt ở góc bếp có tác dụng hút mùi hôi rất hiệu quả.

Đọc thêm:

Đun sôi giấm ăn cũng khử mùi nhà bếp rất tốt.

Cách khử mùi hôi phòng bếp

Cách khử mùi hôi phòng bếp

c. Phòng ngủ

Phòng ngủ là nơi để bạn thư giãn sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, vì thế phòng ngủ có mùi hôi sẽ khiến giấc ngủ của bạn không được thoải mái, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động trao đổi chất, thậm chí là gây ra các bệnh. Vì thế đây là nơi bạn cần đặc biệt nên lưu ý và giữ gìn cho sạch sẽ.

Cách khử mùi hôi phòng ngủ

Cách khử mùi hôi phòng ngủ

d. Phòng tắm

Vì phòng tắm là nơi thường xuyên ẩm ướt, đây là điều kiện lý tưởng khiến các loại vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi nảy nở. Bạn cũng nên vệ sinh các vật dụng trong phòng tắm thường xuyên để hạn chế đến mức thấp nhất vi khuẩn và nấm mốc.

Hãy hạn chế sử dụng long não và sáp thơm và thay bằng cách sử dụng một chai dầu gió đặt ở góc khuất nào đó. Ngoài ra, cũng nên lựa chọn loại bột giặt, nước xả vải có mùi dễ chịu vì chúng cũng góp phần khử mùi khi chúng ta sử dụng.

Cách khử mùi hôi phòng tắm

Cách khử mùi hôi phòng tắm

e. Tủ quần áo

Tủ quần áo là nơi sinh sống khá lý tưởng của các loại côn trùng nhỏ, tiêu biểu là gián. Vì thế, bạn cần phải dọn dẹp và lau thường xuyên để thông thoáng, mặt khác cũng lau sạch chất thải của chúng và bảo vệ quần áo của bạn khỏi "mùi kinh khủng" mà chúng gây ra.

Song song đó, nếu tủ quần áo có mùi ẩm mốc hãy sử dụng một túi băng phiến nhỏ đặt trong góc của tủ đồ. Nhưng đây là hóa chất tạo mùi tổng hợp nên rất nguy hiểm vì thế tuyệt đối để xa tầm tay trẻ em và không nên sử dụng cho tủ đồ của bà bầu hay tủ đồ của em bé sơ sinh.

Cách khử mùi hôi trong tủ quần áo

Cách khử mùi hôi trong tủ quần áo

2. Loại bỏ nguồn gây mùi hôi

Đừng phí công sức khử mùi hôi khỏi phòng khi nguồn gây mùi vẫn còn hiện hữu. Đem rác ra ngoài, vệ sinh tủ lạnh, hoặc thực hiện bất cứ việc gì để ngăn chặn mùi hôi tiếp tục bốc ra ngoài. Kiểm tra lỗ thông gió và ổ cắm điện trên tường.

Loại bỏ nguyên nhân gây ra mùi hôi

Loại bỏ nguyên nhân gây ra mùi hôi

3. Thường xuyên lau dọn

Hút bụi phòng: Không chỉ là hút bụi thảm mà còn bao gồm hút bụi đệm, rèm cửa. Nếu muốn, bạn có thể rắc thêm một chút muối nở hoặc chất khử mùi thảm lên thảm trước rồi chờ một lúc để hút dầu và mùi hôi, sau đó hút bụi kỹ lưỡng nhiều lượt. Chất khử mùi thảm thường cũng có mùi của nó và sẽ lưu lại trong phòng một thời gian, vì vậy bạn nên chọn mùi mà bạn thích. Hút bụi cũng giúp làm sạch bụi và sạn trên thảm.

Lau rửa các bề mặt cứng: Các bề mặt này bao gồm những lớp sơn bóng, sàn lát bằng vật liệu cứng, tường (chỉ áp dụng cho tường sơn bóng hoặc sơn bóng mờ), mặt kệ, bồn rửa, mặt bàn, v.v… Mọi chất tẩy rửa nhẹ đều có thể lau sạch dầu mỡ mà không gây hư hại về bề mặt đồ vật và nước sơn.

Lau dọn thường xuyên

Lau dọn thường xuyên

Giặt thảm bằng xà phòng hoặc đem đến chỗ chuyên làm sạch thảm: Nếu mùi trong phòng xuất phát từ thảm, hoặc vẫn còn đang lưu lại trên thảm, hãy giặt sạch thảm hoặc đem đến dịch vụ làm sạch. Nếu biết chính xác mùi hôi xuất phát từ chỗ nào trên thảm, bạn có thể xử lý riêng chỗ đó.

Giặt quần áo, vải trải giường và các loại đồ vải: Phơi ngoài trời cho khô cũng có ích, nhất là vào ngày có nắng nếu được chịu ánh nắng trực tiếp. Đừng quên giặt những tấm thảm, chăn, hay bất cứ vật nào bằng vải đã thành vật cố định trong phòng.

Giặt đệm bọc ghế hoặc tự giặt bằng chất tẩy rửa đệm: Trước khi sử dụng thì tốt nhất chúng ta nên thử thuốc trước, điều này để chắc chắn thuốc không làm phai màu hoặc hư hỏng đệm. Một điều cũng nên lưu ý nữa, đó là phải hút bụi ngay cả dưới đệm, không nên chỉ hút bụi mình phía trên..

Với đệm bọc da, trên thị trường hiện nay đã có các loại xà phòng, nước tẩy chuyên dụng, bạn hoàn toàn có thể dùng chúng để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Làm sạch nhà cửa

Làm sạch nhà cửa thường xuyên

4. Át đi mùi khó chịu

Át mùi khó chịu bằng phương pháp mùi hương:

Có nhiều cách để làm át đi những mùi khó chịu, nhưng cách sử dụng mùi hương là phổ biến nhất. Thắp nến thơm cũng là một cách.

Tuy nhiên nhiều loại nến chỉ có có thể làm át mùi được một thời gian, sau đó mùi hôi hoàn toàn có thể quay trở lại bình thường. Bởi vậy, đây là cách làm mang lại hiệu quả ngay lập tức, nhưng cũng chỉ có tính chất tạm thời, không được bền lâu.

Khử mùi bằng các loại mùi hương

Khử mùi bằng các loại mùi hương

5. Khử mùi mốc

Tiêu diệt vi khuẩn nấm mốc bằng chlorine dioxide: Liệu pháp này thường được sử dụng trên các tàu thuyền để làm át đi mùi mốc khó chịu, ngoài ra nó cũng được dùng trong thư viện để kiềm chế sự sinh sôi của nấm mốc.

Tiêu diệt tế bào mốc

Tiêu diệt tế bào mốc

6. Sơn hoặc trang trí lại

Vò thật nhiều tờ báo và bỏ vào phòng có mùi hôi và để trong nhiều ngày: Báo có khả năng hút ẩm và mùi hôi khá tốt nhưng lại rất ít người biết. Càng sử dụng nhiều báo thì khả năng hút mùi ẩm mốc sẽ càng tốt.

Sơn phòng: Nếu mọi biện pháp khử mùi bạn thử đều đã thất bại, hãy sơn lại phòng. Các vật liệu mới cũng có mùi riêng của nó, tuy nhiên mùi đó sẽ mau chóng bay hết mùi và làm át đi mùi hôi của căn phòng.

Sơn lại phòng để giải quyết mùi hôi

Sơn lại phòng để giải quyết mùi hôi

7. Sử dụng khí ozone

Tạo khí ozone: Các máy tạo ozone sản xuất ra khí O3, một chất khí có tác dụng ô-xy hóa các phân tử hữu cơ (là nguyên nhân chính phổ biến gây nên mùi hôi khó chịu). Liệu pháp ozone thường được sử dụng trong các trường hợp nghiêm trọng như hỏa hoạn hay lũ lụt bằng cách bơm khối lượng lớn ozone vào vùng cần khử mùi trong 1-10 tiếng tùy vào loại máy tạo ozone.

Tạo khí ozone vào vùng cần khử mùi

Tạo khí ozone vào vùng cần khử mùi

IV. Các lưu ý trong quá trình khử mùi ẩm mốc trong phòng kín

- Dùng cây lau nhà hơi nước (hoặc các dụng cụ bóc giấy dán tường hơi nước và giẻ) làm sạch trên các bề mặt cứng và vải, bao gồm các sàn nhà, đồ chơi của em, vải trải giường,... Hơi nước là một chất khử mùi khá hiệu quả và an toàn. Do đó, nó sẽ tiêu diệt vi khuẩn rất tốt và được sử dụng nhiều.

- Trong quá trình khử mùi thì cách tốt nhất là không để mùi khó chịu xuất hiện trong phòng ngay từ ban đầu. Nếu có và đã khử mùi thành công thì hãy cố gắng để mùi không quay trở lại.

Đặc biệt, với những ngôi nhà có nuôi thú cưng, việc vệ sinh bề mặt và vệ sinh thú cưng là cực kỳ quan trọng. Nếu thú cưng bị bẩn thì cả căn phòng, thậm chí cả căn nhà sẽ phát sinh mùi hôi.

Không được để mùi hôi có cơ hội quay trở lại phòng

Không được để mùi hôi có cơ hội quay trở lại phòng

Cảnh báo:

- Nếu nghi ngờ mùi hôi xuất phát từ nấm mốc, hóa chất, chuột hoặc các thứ gây hại khác, bạn cần phải xử lý cả nguồn gây hại lẫn mùi hôi.

- Khí ozone cũng độc đối với con người, do đó bạn cần đọc mọi hướng dẫn trước khi sử dụng máy tạo ozone. Khí ozone nặng hơn không khí và có thể tích tụ trên mặt sàn. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ và cả thú cưng. Mèo nhà đặc biệt dễ bị ngộ độc ozone.

- Một số bình xịt khử mùi và nước hoa xịt phòng dễ cháy khi tiếp xúc với lửa hoặc nhiệt độ cao, cần đọc kỹ trước khi sử dụng.

- Nấm mốc sẽ gây ra nhiễm độc.

- Chlorine dioxide là một trong các loại chất kích thích. Nếu dùng chlorine dioxide, bạn cần phải thông khí có sẵn trong phòng trước khi dùng hoặc đóng cửa tủ nếu bạn khử mùi trong tủ.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề khử mùi ẩm mốc trong phòng kín. Hãy đọc và áp dụng ngay các phương pháp bên trên nếu bạn đang gặp khó khăn và không biết cách nào để loại bỏ mùi và những vi khuẩn ẩm mốc đang phá hoại cuộc sống gia đình bạn nhé.